Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Để đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn thì cần chú ý đến quy cách đóng gói. Vận tải Kiến Đỏ  xin đưa ra các cách đóng gói khi vận chuyển hàng hóa.

Đây là những sản phẩm rất dễ vỡ và dễ bị hư hỏng. Trong quá trình bốc xếp để đưa lên ô tô vận chuyển, sự va chạm mạnh có thể tác động vào những thiết bị này gây cho nó sự hư hỏng, đổ vỡ. Vì vậy chúng cần phải đóng gói theo một hình thức đặc biệt để hạn chế các tác động này.


Đóng gói khi vận chuyển hàng hóa

1. đối với hàng điện tử: Máy tính xách tay, máy in, điện thoại, màn hình máy tính, tivi …

Sử dụng chất liệu đệm là Mút, xốp, Bọt Mềm …

Đóng gói hàng hoá khi vận chuyển

        Bọt mềm là những tấm lót đặc biệt như polyetylen (PE), polyuretan (PU), và polypropylen (PP) có đặc tính đệm có nhiều tác động.

        Những miếng bọt này bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi va chạm và ảnh hưởng trong các điều kiện xử lý gói hàng bình thường và duy trì mức độ bảo vệ này trong toàn bộ quá trình phân phối.

2.     Đóng gói đối với các hàng là chất liệu thuỷ tinh, dễ vỡ như nước hoa, bóng đèn, gốm sứ, tượng …. khi vận chuyễn hang hoá.

        Chúng ta sử dụng chất liệu là tấm bọt khí cuộn kín sản phẩm, còn gọi là giấy gói Bubble . Các bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập.

Đóng gói hàng hoá

Giấy gói Bubble là vật liệu gói được làm từ các bóng khí cao 1/2 inch (1,27 cm) giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau. Quá trình gắn này cho phép nilon xốp tạo đệm để tránh va chạm.

Giấy gói bubble có khả năng đệm, và có thể được gói ngoài hầu hết các sản phẩm, không kể hình dạng hoặc kích thước.

        Khi sử dụng giấy gói bubble, dùng vài lớp để đảm bảo toàn bộ sản phẩm được đệm, và đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ các góc và cạnh. Khi gói nhiều hàng hoá ta nên bọc riêng từng mặt hàng. Những mặt hàng dễ vỡ cần phải đặt cách nhau và cách các góc, các cạnh, mặt trên và mặt dưới thùng.

        Mỗi mặt hàng cần được bọc bằng tấm bọt có kích thước ít nhất là hai inch (5,08 cm) và đặt cách vách thùng hai inch (5,08 cm). Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung do lực truyền vào từ ngoài thùng. Sử dụng đủ tấm bọt để bảo đảm không di chuyển mặt hàng bên trong thùng khi lắc thùng.

3. Đóng gói đối với chai lọ chứa chất lỏng... khi vận chuyễn hàng hoá .

Đóng gói hàng hoá khi vận chuyễn

Các bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được bịt kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dốc ngược trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nếu nhiều chai lọ để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoảng trống để không cho xê dịch sản phẩm. Các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp…

4.   Đóng gói đối với các vật phẩm cuộn tròn như: Tranh vẽ, bản đồ…

Được cuộn tròn và cho vào ống nước bằng nhựa hoặc bọc bởi giấy có độ giai rồi cho vào hộp giấy.

5.     Đóng gói đối với các vật còn lại.

        Chọn hộp chứa hàng vận chuyển đúng kích thước hàng hoá của bạn hoặc dùng vật liệu gói hàng bên trong phù hợp để giữ cho các mặt hàng không di chuyển bên trong gói hàng. Dùng các vật liệu không bị xẹp do trọng lượng của các mặt hàng nặng.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét